Công ty TNHH Xây Dựng Đầu Tư Constar là Công ty xây dựng ở Thủ Đức - TpHCM. Công ty chuyên nhận thầu thiết kế xây dựng phần thô và xây nhà trọn gói, đảm bảo chất lượng, tiến độ và với chi phí hợp lý nhất.

Xây nhà phần thô

Xây nhà trọn gói Thủ Đức.

DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI TP HCM, BÌNH DƯƠNG VÀ ĐỒNG NAI

LIÊN HỆ NHÀ THẦU XÂY DỰNG NHÀ TẠI TP THỦ ĐỨC

Constar tự hào là nhà thầu thiết kế xây dựng phần thô và xây nhà trọn gói tại TP Thủ Đức (Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức cũ).

Picture of Mr. Nguyễn Trung
Phụ trách kinh doanh

Mr. Nguyễn Trung

Tư vấn đơn giá, dự toán chi phí xây nhà phần thô và trọn gói.

Picture of Mr. Nguyễn Hùng
Phụ trách Kỹ thuật

Mr. Nguyễn Hùng

Tư vấn đơn giá, kỹ thuật xây dựng nhà ở, văn phòng và nhà xưởng.

Picture of Mr. Hoàng Anh
Phụ trách Thiết kế

Mr. Hoàng Anh

Tư vấn về thiết kế kiến trúc, điện nước và kết cấu công trình.

THIẾT KẾ XIN PHÉP XÂY NHÀ TẠI THỦ ĐỨC NÊN BIẾT

Thời gian xin giấy phép xây dựng ở Thủ Đức?

Thời gian xin phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại Thủ Đức là 15 ngày làm việc, tính từ ngày nộp đầy đủ bộ hồ sơ xin phép xây dựng.

Những giấy tờ cần chuẩn bị để xin phép xây dựng ở Thủ Đức?

Để đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở tại TP Thủ Đức, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ gồm:

1/. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2/. Bản đồ địa chính thửa đất hay bản vẽ sơ đồ thửa đất.

3/. Bản cam kết an toàn đối với công trình liền kề (nếu có công trình liền kề).

4/. Văn bản của ngân hàng (nếu có thế chấp ngân hàng).

5/. Giấy cam kết phá dỡ (nếu xin phép xây dựng tạm).

6/. Giấy ủy quyền cho chúng tôi thay bạn đi nộp, rút và nhận hồ sơ.

7/. Khác (tùy trường hợp).

Bạn hãy liên hệ Công ty TNHH Xây Dựng Đầu Tư Constar để được tư vấn chi tiết về hồ sơ xin phép xây dựng nhà ở tại TP Thủ Đức.

Trường hợp được miễn giấy phép xây dựng ở TP Thủ Đức?

Theo quy định của pháp luật, để khởi công xây dựng bạn cần có giấy phép xây dựng.

Tuy nhiên, Luật xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020 cũng quy định những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;

b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;

c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;

d) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

đ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;

e) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;

h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

Quy định về giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế?

Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình quy định tại điều 20, nghị định 06/2021/NĐ-CP, ngày 26 tháng 01 năm 2021, cụ thể:

1/. Nhà thầu lập thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện giám sát tác giả theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định trong hợp đồng xây dựng.

2/. Nội dung thực hiện giám sát tác giả:

a) Giải thích và làm rõ các tài liệu thiết kế công trình khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình;

b) Phối hợp với chủ đầu tư khi được yêu cầu để giải quyết các vướng mắc, phát sinh về thiết kế trong quá trình thi công xây dựng; điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực tế thi công xây dựng công trình, xử lý những bất hợp lý trong thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư;

c) Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư và kiến nghị biện pháp xử lý khi phát hiện việc thi công sai với thiết kế được duyệt của nhà thầu thi công xây dựng;

d) Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Trường hợp phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu phải có ý kiến kịp thời bằng văn bản gửi chủ đầu tư.

Quy định về thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ?

Theo khoản 4, điều 9, nghị định 06/2021/NĐ-CP, ngày 26 tháng 01 năm 2021. Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân được quy định như sau:

a) Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân không có tầng hầm, có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ được tự tổ chức thực hiện thiết kế xây dựng công trình;

b) Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân dưới 7 tầng hoặc có 01 tầng hầm, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện;

c) Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân từ 7 tầng trở lên hoặc có từ 02 tầng hầm trở lên, hồ sơ thiết kế phải được thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình trước khi xin cấp giấy phép xây dựng. Việc thiết kế và thẩm tra thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện.

Quy định về giám sát xây dựng nhà ở riêng lẻ?

Theo quy định tại khoản 4, điều 9, nghị định 06/2021/NĐ-CP, ngày 26 tháng 01 năm 2021. Nội dung giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân bao gồm:

a) Biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đối với nhà ở và các công trình liền kề, lân cận;

b) Chất lượng vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị trước khi đưa vào thi công xây dựng;

c) Hệ thống giàn giáo, kết cấu chống đỡ tạm và các máy móc, thiết bị phục vụ thi công;

d) Biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.

Đơn giá xây nhà ở Thủ Đức 1m2 bao nhiêu?

Tại Thủ Đức, đơn giá xây nhà 1m2 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí, quy mô, kiến trúc, v/v.

Để khảo sát, tư vấn và báo giá xây nhà Thủ Đức tốt nhất. Bạn hãy liên hệ Hotline: 0932035789 hoặc tham khảo đơn giá xây nhà ở Thủ Đức TẠI ĐÂY.

Xây nhà phần thô bao gồm những vật tư gì?

Tại khu vực Thủ Đức, Dĩ An và Biên Hòa, vật tư xây dựng phần thô gồm: Cát, xi, đá, sắt thép, gạch xây, ống nước, hệ tống điện, mái tole, ngói và chống thấm.

Vật tư xây dựng phần thô nhà phố.

Như trên, gia chủ cần chuẩn bị các vật tư hoàn thiện như: Sơn, thiết bị vệ sinh, cửa, gạch lát nền, v/v.

Diện tích tính giá xây dựng nhà ở Thủ Đức?

Diện tích tính giá xây dựng = Tổng diện tích xây dựng tầng hầm, phần móng, phần thân, phần mái và phần sân nhà, trong đó:

Tầng hầm (Tùy loại hầm) = 150 – 250 % x Diện tích xây dựng.

Phần móng (tùy móng, kết cấu và số tầng):

+ Nếu móng đơn = 30% x Diện tích xây dựng.

+ Nếu móng cọc = 30 – 50% x Diện tích xây dựng.

+ Nếu móng bè = 50% x Diện tích xây dựng.

Phần thân:

+ Tầng trệt, lầu, chuồng cu = 100% x Diện tích xây dựng.

+ Thông tầng (nếu có) = 50% x Diện tích xây dựng.

Phân sân nhà (Tùy quy mô, tiểu cảnh) = 30 – 50% x diện tích xây dựng.

Phần mái nhà (Tùy loại mái):

+ Nếu mái bê tông cốt thép: 50% x Diện tích.

+ Nếu mái Tole: 20% diện tích.

+ Nếu mái ngói, bê tông cốt thép = 100% x Diện tích mặt nghiêng.

+ Nếu mái ngói, kèo sắt = 70% x Diện tích mặt nghiêng.

Bạn có thể tham khảo cách tính diện tích tính đơn giá xây nhà TẠI ĐÂY.